Nguồn gốc trà sữa trân châu – Bí quyết làm hạt trân châu giòn dai dẻo

Trà sữa trân châu trong những năm gần đây đã trở thành loại đồ uống giải khát rất được giới trẻ ưa chuộng, bởi hương vị thơm ngon và hấp dẫn. trà sữa trân châu được gọi bằng tên tiếng Anh là “bubble tea”,pearl sago tea, bubble milk tea, black pearl tea … Tuy nhiên, mấy ai trong chúng ta biết được nguồn gốc thật sự của loại đồ uống đặc biệt này?! Hôm nay, Trường HPCViet sẽ cùng các bạn đi tìm nguồn gốc và sự ra đời của món trà sữa trân châu nhé!

Trà sữa trân châu hay còn tên gọi khác là trà trân châu – một loại đồ uống giải khát có nguồn gốc từ Đài Loan, ra đời vào những năm 1980. Thành phần chính trong món trà sữa trân châu chủ yếu là nước trà trộn chung với sữa, dùng kèm cùng các hạt trân châu đen dẻo dai được làm từ bột sắn. Bằng hương vị lạ lẫm, tươi mát đặc trưng, trà sữa trân châu sớm được nhiều người yêu thích và trở nên phổ biến ở các quốc gia châu Á, thậm chí còn vươn xa đến châu Âu, Canada và Hoa Kỳ.

hình trà sữa trân châu
Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan vào những năm 1980 (Ảnh: Internet)

Nguồn gốc của trà sữa trân châu

Sự ra đời của trà sữa trân châu được xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của Nancy Yang, một người chuyên bán trà rong. Ban đầu, vì muốn cạnh tranh với những đối thủ khác và thu hút thêm nhiều khách hàng, Nancy Yang đã nãy ra ý định chế biến thêm một loại đồ uống mang hương vị mới lạ hơn, bằng cách kết hợp hoa quả, trái cây và sữa vào trà. Bằng óc sáng tạo tinh tường của mình, ông đã nhanh chóng pha chế thành công và cho ra đời trà sữa trân châu. Thức uống này cũng nhanh chóng trở nên phổ biến và rất được yêu thích tại Đài Loan.

Do có lớp bọt nước mỏng xuất hiện trên bề mặt sau khi lắc, và do lúc bấy giờ chưa có hạt trân châu, nên khoảng thời gian đầu trà sữa trân châu chỉ được gọi là trà bong bóng. Sau đó, người dân nơi đây cũng dùng cái tên trà bong bóng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi pha chế.

hình hạt trân châu
Những hạt trân châu đen dẻo dai được ra đời vào năm 1983 (Ảnh: Internet)

Mãi đến đầu năm 1983, những hạt trân châu đen dẻo dai trong trà sữa mới được ra đời, nhờ vào sự sáng tạo của Liu Han Chieh – ông chủ của tiệm trà Chun Shui Tang nổi tiếng. Trong một cuộc họp về chủ đề mùi vị trà sữa vào năm 1988, Liu Han Chieh đã cho những hạt trân châu ngọt có mùi vị caramel vào ly trà sữa dành cho khách mời. Nhờ vào hương vị đặc biệt nên loại trà sữa này nhanh chóng được những vị khách mời trong cuộc họp đón nhận. Sau đó, cái tên trà sữa trân châu đã có mặt vào thực đơn đồ uống của quán và đương nhiên, chúng đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất của tiệm trà Chun Shui Tang.

Trà sữa trân châu cũng trở nên phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á trong những năm 1990, trong đó có Việt Nam và thậm chí vượt xa đến tận Canada, Hoa Kỳ và các nước châu Âu.

hình ly trà sữa trân châu
Ly trà sữa trân châu tại tiệm trà Chun Shui Tang (Ảnh: Internet)

Tên gọi đa dạng của trà sữa trân châu

Khi được quảng bá ở các nước ngoài châu Á, trà sữa trân châu được gọi bằng tên tiếng Anh là “bubble tea”, có nghĩa là trà bong bong. Ngoài ra, ở một số quốc khác, trà sữa còn được gọi bằng những cái tên ngộ ngĩnh như: pearl sago tea, bubble milk tea, black pearl tea, , large balls milk tea, black pearl iced tea, boba drink, boba milk tea, milk pearl tea, pearl iced tea, pearl milk tea, Putonghua, tapioca, pearl tea, tapioca drink, tapioca tea.

hình ảnh hạt trân châu
Dùng kèm hạt trân châu đen với trà sữa sẽ mang đến cảm giác thú vị cho người dùng (Ảnh: Internet)

Cách làm hạt trân châu đơn giản dai giòn ngon

Hạt trân châu thường được làm từ bột sắn, bột cacao hoặc cà phê hòa tan. Với công thức làm hạt trân châu ngon bỏ vào trà sữa sẽ trở nên cực kỳ hấp dẫn và ngon . Mời cả nhà mình cùng làm nhé.

  1. Sau khi nhào, nặn bột thành những viên tròn nhỏ, người ta sẽ cho vào nồi và đun sôi khoảng nửa tiếng cho tới khi các viên bột chín hoàn toàn. Các viên trân châu sau đó được vớt ra, và làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa bằng nước đá, để hạt trân châu không bị dính vào nhau.
  2. Sau đó, người ta tiếp tục lọc lại cho ráo nước, rồi đổ hạt trân châu vào nước đường hay mật ong để làm ngọt và dùng pha trà. Với hạt trân châu đen sau khi luộc có thể bảo quản được 7 tiếng trong tủ lạnh.
  3. Thông thường, các hạt trân châu sau khi nấu chín sẽ có kích thước khoảng 6 mm, màu nâu, hơi mờ và không trong suốt nhưng sẽ có màu nâu đậm hơn ở phía giữa hạt. Với những chiếc ống hút nhỏ thì sẽ không hút được những hạt trân châu to, nên người ta đã sáng tạo ra loại ống hút to để giúp người dùng có thể vừa uống trà sữa, vừa nhai được hạt trân châu một cách dễ dàng.
  4. Theo thời gian, để mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng, ngoài hạt trân châu đen truyền thống thì người ta đã biến tấu thêm nhiều loại thạch ăn kèm khác nhau như: thạch konjac, thạch dừa, thạch vải, thạch cà phê và thạch trái cây hỗn hợp…
hình thạch trà sữa
Ngày nay, bạn có thể kết hợp trân châu đen với nhiều loại thạch khác nhau

Dù đã ra đời được 38 năm nhưng đến ngày nay, trà sữa trân châu vẫn rất được yêu thích, từ người trường thành cho đến trẻ em. Tại Việt Nam, chỉ trong vài năm trở lại đây, thị trường trà sữa tại đã phát triển đáng ngạc nhiên từ việc các thương hiệu đua nhau mở các quán trà sữa lớn nhỏ.

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua một cốc trà sữa trân châu ở tất cả các con đường trong thành phố. Cùng với sự phát triển vượt bậc, kinh doanh trà sữa đã trở thành thị trường béo bở cho giới kinh doanh, nếu bạn đang có ý định thử sức mình trong lĩnh vực này thì hãy chuẩn bị tâm lý để cạnh tranh với nhiều đối thủ nặng ký khác nhé! Bên cạnh đó, để xây dựng được thương hiệu, thì chất lượng trà sữa trân châu ngon, đảm bảo an toàn, vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.43 (7 bình chọn)

Tác giả: Tiểu Ly Hồ

Hồ Tiểu Ly thích đồ uống và tự khám phá những món nước uống đặc biệt này thông qua những lần la cà, lê la các hàng quán tại nhiều nơi trên SG. Ngoài ra để có thể cảm nhận đúng, Ly tự làm ở nhà để trải nghiệm và mang lại cảm giác tuyệt với đối với Tiểu Ly

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn