Các Bước Chuẩn Bị Mở Quán Trà Sữa – Cần Những Gì?

Nếu bạn từng nghĩ “Có nhiều tiền mới mở được quán trà sữa” nghĩa là bạn chắc chắn phải đọc bài viết này rồi đấy. Trong thời đại hiện nay, không cần vốn, vốn ít hay vốn nhiều bạn vẫn có thể mở quán trà sữa được, quan trọng là theo hình thức nào, thời điểm nào nên mở quán trà sữa, lập kế hoạch ra sao và mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Tất tần tật những điều thắc mắc của bạn sẽ được HPCViet bật mí trong bài viết này.

Ai đã từng mở quán trà sữa đều biết rằng kinh doanh không phải là trò chơi may rủi, vì vậy bạn đừng lặp lại sai lầm của hàng ngàn người nhảy vào  bán trà sữa , song lại thất bại chỉ vì thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, và thiếu các bí quyết kinh doanh trà sữa.

Vậy để mở quán trà sữa thành công, bạn cần phải có các bước chuẩn bị những gì trước ngày “ra mắt”?

mở quán trà sữa cần gì

Trước ngày khai trương quán trà sữa, cần chuẩn bị những gì? Ảnh: Internet

12 bước chuẩn bị để mở quán trà sữa thành công

1.Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?

Sốc: vốn 0 đồng, vẫn kinh doanh trà sữa thành công!

Với mô hình kinh doanh trà sữa online nhà làm, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh trà sữa mà không cần vốn, không cần mặt bằng, không cần thuê nhân viên… Điều duy nhất bạn cần làm là tìm hiểu kinh nghiệm bán trà sữa online, và làm sao tìm kiếm được nhiều khách hàng đặt mua trà sữa online.

Vốn 10 triệu: trà sữa “sinh viên” siêu hút khách

Với số vốn 10 triệu đồng, bạn có thể bắt đầu với việc kinh doanh trà sữa vỉa hè dạng xe đẩy, nhắm đến học sinh, sinh viên… Lưu ý là khi kinh doanh dạng vỉa hè, bạn phải trang trí sao cho xe trà sữa của mình thật bắt mắt, thậm chí là độc đáo giữa đường phố đông đúc. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm dàn âm thanh, một bài nhạc quảng cáo cho quán trà sữa thật ấn tượng và luôn sẵn có các bài nhạc thật hấp dẫn.

100 triệu – mở quán trà sữa, có đủ không?

Bạn hoàn toàn có thể mở được một quán trà sữa nhỏ với số vốn 100 triệu, phục vụ từ 20 – 30 khách hàng cùng một lúc. Điều quan trọng là bạn lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở vịt trí đông khách, phải đa dạng hóa menu đồ uống, và tính toán thật kỹ số vốn lưu động để chi trả tiên thuê mặt bằng và nguyên liệu hàng tháng.

Vốn 200 triệu – bạn có thể sở hữu một quán trà sữa đẹp

Đây là số tiền đủ để bạn có một quán trà sữa ở vị trí đẹp cùng các thiết kế, trang trí quán bắt mắt theo bất cứ phong cách nào mà bạn muốn, để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trong đó, các vị trí đẹp bạn nên chọn là ở những nơi đông đúc như trường học, các tòa nhà văn phòng hay tại các khu phố…

2.Bí quyết kinh doanh trà sữa thành công là gì?

Mục tiêu kinh doanh rõ ràng

Việc kinh doanh quán trà sữa của bạn thành công hay không cũng là do quá trình chuẩn bị có kỹ lưỡng và đúng phương hướng hay không. Quá trình này bắt đầu từ việc xác định mục tiêu kinh doanh quán trà sữa. Bạn không chỉ cần phác thảo chi tiết các mục tiêu kinh doanh quán trà sữa của mình trong 3 tháng đầu năm, 1 năm, 2 năm… mà còn cần đặt ra con số lợi nhuận cụ thể để phấn đấu đạt được. Ngoài ra bạn còn phải tìm hiểu thị trường cũng như những bí quyết mở quán trà sữa trân châu từ những người đi trước. Cách kinh doanh trà sữa kiếm ra lợi nhuận. Thì lúc đó khi áp dụng bạn sẽ biết tiếp theo mình nên làm gì?

mục tiêu kinh doanh quán trà sữa

Dù biết rằng con số thực tế sẽ khác nhưng đặt mục tiêu sẽ giúp bạn đứng vững trước những khó khăn, và những phát sinh bất ngờ (Ảnh: Internet)

Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Yếu tố then chốt, quyết định đến 99% thành công cho việc kinh doanh trà sữa của bạn là xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu! Bạn có thể phục vụ sinh viên, nhân viên văn phòng tuổi teen…Sau đó, bạn cần nắm bắt tâm lý, hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu và phục vụ một cách tốt nhất.

Nghiên cứu kĩ lưỡng đối thủ cạnh tranh

Một công việc không thể thiếu khi kinh doanh trà sữa là nghiên cứu thị trường và đối thủ. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường thì bạn còn phải nghiên cứu các quán trà sữa khác trong phạm vi kinh doanh của bạn, và để ý đến các quán trà sữa mới mở.

Bạn nên tìm hiểu kĩ xem họ kinh doanh những gì, quán trà sữa của họ có gì độc đáo, có nhiều khách hàng không, đối thủ có gì được và chưa được…để bạn cải thiện quán trà sữa của mình.

3.Làm sao để phân bổ nguồn vốn hiệu quả

phân bố vốn hiệu quả

Làm sao để phân bổ nguồn vốn hiệu quả và tối ưu nhất? Ảnh: Internet

Ngay cả khi có nguồn vốn trong tay, nếu không biết phân bổ chúng một cách hiệu quả thì nhiều khả năng, việc kinh doanh trà sữa của bạn vẫn sẽ gặp thất bại!

Bên cạnh việc ước lượng và xác định tổng số tiền định đầu tư cho quán trà sữa, bạn còn phải lên kế hoạch cụ thể cho các chi phí như:

-Thuê mặt bằng trong ít nhất 6 tháng

-Thiết kế, sửa sang quán trà sữa

-Trang bị các vật dụng và nguyên liệu cần thiết

-Đảm bảo chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế…

-Các loại phí khác: chi phí làm Giấy phép kinh doanh, chi phí marketing, chi phí phát sinh…

Đặc biệt, bạn còn phải chuẩn bị chi phí khai trương quán trà sữa và khuyến mãi, vì giai đoạn đầu bạn cần phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, trước khi tình hình kinh doanh đi vào ổn định.

4.Kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa

Việc trau dồi, học hỏi các kiến thức, kỹ năng sẽ là bước chuẩn bị không thể thiếu nếu bạn muốn mở quán kinh doanh trà sữa thành công. Tham gia một khóa học pha chế trà sữa ở TPHCM không chỉ giúp bạn nắm được cách thiết kế menu quán trà sữa ấn tượng, mà còn giúp bạn học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh, để đối phó với các khó khăn xuất hiện trong thực tế sau này.

Đặc biệt, khi học pha chế để mở quán trà sữa, bạn sẽ được truyền kinh nghiệm trong việc tìm kiếm được các đối tác về thi công, thiết kế quán, nguyên liệu… từ những những người đã từng kinh doanh quán trà sữa thành công.

Ngoài ra, tại lớp học của các trường dạy pha chế trà sữa này, bạn còn có thể tìm được những người cùng lý tưởng, đồng hành cùng bạn mở quán kinh doanh trà sữa nữa đấy.

5.Địa điểm đẹp = 80% thành công khi mở quán trà sữa

 

vị trí đẹp để mở quán trà sữaCần tìm nơi có vị trí đẹp, thuận tiện để mở quán trà sữa (Ảnh: Internet)

Có 2 cách lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa mà bạn có thể tham khảo: hoặc bạn tận dụng những địa điểm sẵn có, hoặc là bạn thuê mặt bằng bên ngoài. Trong đó, nếu thuê mặt bằng thì bạn nên đặc biệt lưu ý chọn những nơi phù hợp, với các tiêu chí như:

-Là nơi tụ tập giới trẻ (tuổi <30), các cặp đôi hay các gia đình.

-Gần các trường học

-Gần khu vực đông dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư

-Gần các tụ điểm vui chơi giải trí hay các con phố đông đúc

Nếu không tìm được vị trí đẹp, bạn nên chọn những nơi ít người cạnh tranh và ước lượng sẽ có đủ số lượng khách hàng tiềm năng, đây cũng là một giải pháp khả quan.

6.Hai mô hình kinh doanh trà sữa không nên bỏ qua

Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Việc mua lại các thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Dingtea, Gongcha, KOI, Chago… sẽ giúp bạn dễ dàng kinh doanh hơn nhiều, với số lượng khách hàng trung thành sẵn có của mỗi thương hiệu. Tuy nhiên, đây là hình thức kinh doanh cần vốn đầu tư khá lớn, nhất là tiền đầu tư cho việc nhượng quyền thương hiệu, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Xây dựng thương hiệu riêng

Đây là hình thức rất phù hợp dành cho những bạn mở quán trà sữa vừa và nhỏ, giúp bạn có thể chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm vốn đầu tư.

7.Hoàn thiện không gian và thiết kế menu quán trà sữa

Để trang trí không gian quán trà sữa , bạn nên thiết kế quán theo phong cách ấn tượng và độc đáo, khác xa những quán trà sữa khác trong khu vực.

Ngoài ra, để thiết kế menu quán trà sữa ấn tượng, bạn nên tạo ra các món trà sữa đa dạng  về mùi vị, về màu sắc và các topping.

Bật mí: 1 ly trà sữa đơn thuần không chỉ thiếu hấp dẫn mà còn không được lãi nhiều so với nhiều loại topping được bán kèm theo!

8.Đầu tư cho máy móc và nguyên vật liệu cần thiết

Một trong những điều đặc biệt quan trọng mà bạn luôn luôn phải nhớ là nên xác định chính xác quy mô kinh doanh trà sữa trước khi tìm mua các vật dụng, nguyên liệu cần thiết để tránh gây lãng phí.

đầu tư thiết bị quán trà sữa

Đầu tư các thiết bị, vật dụng và nguyên liệu phù hợp sẽ tạo được niềm tin tưởng ở khách hàng bởi sự chuyên nghiệp và đầy đủ (Ảnh: Internet)

9.Mở quán trà sữa có cần Giấy phép kinh doanh?

Để quán trà sữa của bạn hoạt động thuận lợi thì bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh, và các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn không nên xem nhẹ bước này nếu bạn muốn làm ăn lâu dài.

10.Chuẩn bị nhân sự đầy đủ

Tùy vào mô hình kinh doanh quán trà sữa để bạn quyết định nhu cầu sử dụng nhân sự. Có 2 hình thức tuyển người đó là toàn thời gian và bán thời gian. Đối với những quán trà sữa có mô hình vừa và nhỏ, nếu bạn không biết về pha chế trà sữa, bạn phải tuyển người có chuyên môn và kinh nghiệm với mức lương cao.

Tuy nhiên, nếu bạn là chủ, bạn đã biết cách pha chế trà sữa thì có thể tuyển những người chưa có kinh nghiệm và đào tạo cho họ, việc này có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Bên cạnh đó, việc am hiểu về pha chếtrà sữa cũng sẽ giúp bạn quản lý, giám sát được các nhân viên của mình và thẩm định được chất lượng sản phẩm của họ làm ra trước khi phục vụ cho khách hàng.

11.Đảm bảo quán trà sữa vận hành tốt

Trước khi mở cửa đón khách một cách chính thức, bạn phải tổ chức chạy thử để xem quán trà sữa của bạn đã vận hành trơn tru chưa? có cần điều chỉnh gì không? Bạn có thể mời bạn bè, người thân đến để đón khách nhưng chưa khai trương chính thức, và kiểm tra hoạt động của từng bộ phận đã sẵn sàng cho ngày khai trương đông khách chưa!

setting quán trước khi khai trương

Cần setting quán kỹ càng trước khi tổ chức khai trương quán (Ảnh: Internet)

12.Kế hoạch Marketing cho quán trà sữa

Khai trương quán trà sữa là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến thành công của quán sau này. Nếu quán trà sữa của bạn đã thu hút được một lượng lớn khách hàng vào thời điểm khai trương và khiến họ hài lòng, thì chắc chắn quán trà sữa của bạn sẽ duy trì được một lượng khách ổn định trong thời gian đầu mở quán.

Vì vậy, việc lên kế hoạch quảng bá, marketing trước khi mở quán trà sữa là rất quan trọng. Trong đó, việc marketing phải dựa vào nguồn ngân sách bạn có và đối tượng khách hàng mục tiêu. nếu như ngân sách nhỏ thì bạn nên cân nhắc về cách kinh doanh trà sữa với vốn đầu tư nhỏ mà hiệu quả. Từ nhỏ mình sẽ làm nên cái lớn, rồi tiếp tục lớn và phát triển hơn nữa…

Như vậy, trên đây là tất tần tật những bước quan trọng giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho ngày khai trương quán trà sữa của mình. Bên cạnh đó, bài viết được Trường dạy nghề pha chế HPCViet soạn thảo cũng gợi ý cho bạn các mô hình kinh doanh trà sữa phù hợp với số vốn hiện có, hy vọng sẽ giúp các bạn kinh doanh trà sữa thành công!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.43 (14 bình chọn)

Tác giả: Tiểu Ly Hồ

Hồ Tiểu Ly thích đồ uống và tự khám phá những món nước uống đặc biệt này thông qua những lần la cà, lê la các hàng quán tại nhiều nơi trên SG. Ngoài ra để có thể cảm nhận đúng, Ly tự làm ở nhà để trải nghiệm và mang lại cảm giác tuyệt với đối với Tiểu Ly

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn